DU LỊCH THỤY SỸ - HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI VÀ CHIẾC ĐỒNG HỒ ROLEX

Thứ tư - 07/09/2022 01:14
Vào một ngày xuân giữa tháng 5/2017 tại Genève-Thụy Sỹ, chiếc đồng hồ Rolex của Bảo Đại – vị Hoàng đế triều Nguyễn cuối cùng của Việt Nam, đã trở thành chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới sau phiên đấu giá chóng vánh tại Hotel de Réserve. Sự kiện nhanh chóng trở thành đề tài nóng bỏng thu hút hầu hết các tòa báo và giới buôn đồng hồ chuyên nghiệp. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những sự thật đằng sau câu chuyện này qua bài viết dưới đây. Welcome on board, xin chào mừng Quý khách đến với hành trình khám phá các quốc gia Châu Âu qua series bài viết của GOEUGO Việt NamUNIVIET Travel.
DU LỊCH THỤY SỸ - HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI VÀ CHIẾC ĐỒNG HỒ ROLEX
CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ
Hoàng đế Bảo Đại là vị vua thứ 13 và cũng là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, kết thúc nền phong kiến ở Việt Nam. Chính vì thế, con số 13 tưởng chừng như kiêng kỵ đối với văn hóa phương Tây lại trở thành dữ liệu quan trọng trong cuộc đấu giá chiếc đồng hồ có 1 không 2 này. Nó không đơn giản chỉ là thương hiệu Rolex trứ danh đến từ Thụy Sỹ, mà còn mang trong mình tính lịch sử bởi người chủ sở hữu của nó - vị vua nổi tiếng xứ An Nam. Xoay quanh con số này, buổi đấu giá đã được tổ chức vào ngày 13/5 với sự tham gia của 13 tổ chức và cá nhân tranh nhau quyền sở hữu tiếp theo của chiếc đồng hồ có nickname “Rolex Bao Dai”. Và chỉ sau 8 phút khởi tranh, giá trị của nó đã xác lập một kỉ lục với số tiền hơn 5 triệu USD tương đương 114 tỷ đồng, đưa nó trở thành chiếc đồng hồ đắt giá nhất lịch sử vào thời điểm đó. 

"Rolex Bao Dai" lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 2002, gia đình Hoàng đế đã ký gửi nó cho nhà đấu giá Phillips, sau đó nó đã được bán với giá kỷ lục 370.000 Franc Thụy Sỹ (khoảng 200.000 USD), cũng là chiếc Rolex cao nhất từng được bán vào thời điểm đó. Sau 15 năm, giá trị của nó đã tăng lên 25 lần và hiện trạng của chiếc Rolex vẫn rất hoàn hảo trong từng chi tiết.

Câu chuyện bắt nguồn vào mùa xuân năm 1954, các cường quốc trên thế giới họp tại Genève-Thụy Sỹ trong một hội nghị đàm phán về hòa bình. Trong giờ giải lao, một người đàn ông bước ra khỏi khách sạn Hôtel des Bergues, nơi đang diễn ra các cuộc tọa đàm không chính thức, để tận hưởng không khí trong lành. Anh ta bị thu hút bởi một cửa hàng ở bên kia đường, Chronomètrie Philippe Beguin – một nhà bán lẻ Rolex nổi tiếng. Người đàn ông ấy chính là Hoàng đế Bảo Đại. Yêu cầu của vị vua đối với các nhân viên rất rõ ràng và ngắn gọn. Ông muốn một chiếc Rolex quý hiếm nhấtgiá trị nhất từng được sản xuất ra. Sau khi Hoàng đế từ chối tất cả các các đồng hồ được giới thiệu trong cửa hàng, cửa hàng đã phải có những cuộc điện thoại cầu cứu hãng Rolex. Khi biết được thân thế của vị khách, hãng Rolex đã nhanh chóng cử đại diện từ ngoại ô Genève đến và đem theo một chiếc đồng hồ quý hiếm: Rolex Refence 6062 Oyster Perpetual bằng vàng, với mặt số màu đen huyền bí và đính kim cương ở vị trí các số chẵn.

 
Untitled
Poster lần đầu tiên xuất hiện của "Rolex Bao Dai" từ nhà đấu giá Philllips vào năm 2002.


Vài nét sơ lược qua về Hoàng đế Bảo Đại. Ông tên thật Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn. Ông vốn được tiếp cận từ rất sớm với nền giáo dục và văn hóa phương Tây. Chính vì thế ông ủng hộ mạnh mẽ những cải cách trong hệ thống tư pháp và giáo dục, đồng thời cố gắng đơn giản hóa hoặc xóa bỏ những quy tắc có phần rườm rà và không cần thiết của Hoàng gia Việt Nam. Như việc ông đã cho kết thúc phong tục Quan thoại cổ đại từng yêu cầu các quan triều đình phải quỳ gối chạm đất khi nói chuyện với Hoàng đế. Ông cũng là người đam mê nghệ thuật và ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tính thẩm mỹ của Tây phương. Với vị thế Hoàng đế của mình, ông thường tìm mua và sưu tầm những tác phẩm độc đáo được tạo ra từ những nghệ nhân nổi tiếng xứng tầm Hoàng gia. Ngoài chiếc đồng hồ độc nhất vô nhị Rolex 6062, ông còn đặc biệt sở hữu một chiếc Ferrari 375 MM Spyder màu xanh bạc nổi tiếng được Scaglietti thiết kế lại cho Tour de France. Ông luôn muốn những thứ tốt nhất, quý hiếm nhất và đồng thời phải đảm bảo sự tinh tế và khéo léo để nhận ra giá trị thật sự của sản phẩm.
 
20210621 Ferrari 11 600x400
Chiếc Ferrari 375 MM Spyder của Hoàng đế Bảo Đại.


Quay trở lại với chiếc Rolex 6062 cực kì quý giá này, đây là dòng Rolex “Triple Calendar” với lịch Mặt trăng (âm lịch) và là 1 trong 3 mẫu mặt số màu đen duy nhất được thiết kế với các điểm đánh dấu bằng kim cương. Hai chiếc còn lại có 6 điểm đánh dấu kim cương cho các số lẻ, thì chiếc “Rolex Bao Dai” đặc biệt này được đánh dấu kim cương cho các số chẵn và một số bố cục riêng biệt, làm cho sản phẩm này thực sự độc đáo. Điều cần lưu ý là do vị trí số 12 giờ đã được đính kim cương nên biểu tượng vương miện Rolex đã được chuyển xuống dưới (điều khác biệt hoàn toàn với tất cả các đồng hồ Rolex trên toàn thế giới). Thật không quá khi nói rằng Rolex 6062 là hiện thân đại diện cho tất cả những gì tinh hoa mà hãng Rolex đã từng sản xuất vào thời điểm khi đó. Và nay khi kết hợp với xuất xứ Hoàng gia đã đưa giá trị của nó lên một tầm cao mới.

TẠI SAO PHẢI LUÔN LÀ ĐỒNG HỒ THỤY SỸ
Các quý ông thường truyền tai với nhau rằng: “Đến Đức mua ô tô, tới Thụy Sĩ mua đồng hồ”. Vì lẽ đó, đối với các đấng mày râu việc sở hữu một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ dường như là một niềm ao ước bởi nó không chỉ là thước đo kinh tế mà còn là phương tiện để thể hiện đẳng cấp của họ. Bất kỳ loại nào, cho dù là cao cấp hay “tầm trung” thì bản thân những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ này luôn biết cách làm hài lòng người tiêu dùng với thiết kế bên ngoài đẳng cấp và cả chất lượng của bộ máy bên trong. 
 


Trong hơn 4 thế kỷ tồn tại đã qua, tính truyền thống, chuyên môn cao, công nghệ tiên tiến và sự đổi mới đã cho phép ngành đồng hồ Thụy Sĩ luôn duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường thế giới. Bất chấp cuộc khủng hoảng hiện tại mà nó đã phải chịu đựng khi xuất hiện sự cạnh tranh khốc liệt từ những chiếc đồng hồ thông minh, đồng hồ Thụy Sỹ luôn cố gắng vượt qua những thách thức về công nghệ, cấu trúc và kinh tế đặt ra trước nó. Sự năng động và sáng tạo đặc biệt của nó đã làm cho ngành chế tác đồng hồ ở Thụy Sỹ trở thành một ngành công nghiệp hiện đại nhất. Nhiều phát minh và lần đầu tiên trên thế giới đặc biệt đáng khen ngợi và đáng ghen tị về vị thế của nó: đồng hồ đeo tay đầu tiên, đồng hồ thạch anh đầu tiên, đồng hồ đeo tay chống nước đầu tiên, đồng hồ đeo tay mỏng nhất thế giới, đồng hồ đeo tay nhỏ nhất thế giới, đồng hồ đắt nhất, và nhiều hơn nữa tất cả đều đến từ Thụy sỹ - quốc gia trung lập nhỏ bé nhưng vô cùng giàu có tại lục địa già.
 
60b3616d6bfad3c8b90976d5 frankn


Ngành công nghiệp đồng hồ và đồng hồ Thụy Sĩ xuất hiện ở Genève vào giữa thế kỷ 16. Vào năm 1541, nhà cải cách Jean Calvin, bằng cách cấm đeo đồ trang trí, đã buộc các thợ kim hoàn và các thợ kim hoàn khác phải chuyển sang một ngành thủ công nghệ thuật khác: đó là chế tác đồng hồ. Vào cuối thế kỷ này, Genève đã có được danh tiếng về sự xuất sắc trong việc sản xuất đồng hồ và vào năm 1601, Hiệp hội thợ đồng hồ Genève được thành lập, đây là tổ chức đầu tiên của ngành nghề này trên thế giới. Một thế kỷ sau, vì thành phố có “quá nhiều” thợ đồng hồ, nhiều người bắt đầu rời vùng Geneva để đến vùng núi Jura kinh doanh.
 
thumbnail 500 v44809646968287


Sự phát triển của ngành công nghiệp đồng hồ và đồng hồ gắn liền với sự thiên tài của người thợ kim hoàn Daniel Jeanrichard (1665-1741), người đầu tiên giới thiệu mô hình sản xuất đồng hồ theo hệ thống “établissage” (các xưởng độc lập).  Nhiều phát minh quan trọng và phát triển tiếp theo được duy trì trong nhiều nhiều thế kỷ. Vào năm 1770, Abraham-Louis Perrelet đã tạo ra đồng hồ “vạn niên” (trong tiếng Pháp là “montre à secousses”), được nhiều người coi là tiền thân của đồng hồ tự lên dây hiện đại, mà chúng ta vẫn thường hay gọi là đồng hồ “máy cơ”. Năm 1816, Louis Moinet đã chế tạo chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên, được gọi là “compteur de tierces”. Năm 1842, Adrien Philippe, một trong những người sáng lập hãng sản xuất Patek Philippe danh tiếng, đã phát minh ra đồng hồ lên dây cót mặt dây chuyền. Đồng thời, việc sản xuất các loại đồng hồ phức tạp (chronograph, v.v.) và sự ra đời của các chức năng như kim quay ngược và lịch vạn niên, bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Vào năm 1790, Genève đã xuất khẩu hơn 60.000 chiếc đồng hồ đi khắp thế giới.
Việc sản xuất hàng loạt đồng hồ bắt đầu vào đầu thế kỷ 20 là kết quả của quá trình nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà sản xuất đồng hồ nổi tiếng như Frédéric Ingold và Georges Léschot.  Tăng năng suất, thay đổi các thành phần vật liệu có thể thay thế cho nhau và tiêu chuẩn hóa cho phép ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ từ đó mở rộng vị thế tối cao trên thế giới.


GIÁ TRỊ THỰC CHẤT CỦA ĐỒNG HỒ THỤY SỸ
Thật không dễ để đồng hồ Thụy Sĩ vượt qua hàng trăm đối thủ cạnh tranh để vươn lên đứng đầu thế giới. “Swiss made” là một bảo chứng đặc trưng làm nên thương hiệu và tên tuổi ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ, được in lên các mặt số, dây da của đồng hồ như một cách nhận dạng thương hiệu, thể hiện đẳng cấp và giá trị của sản phẩm. Để một chiếc đồng hồ được gắn mác “Swiss made” nó phải vượt qua rất nhiều qui định khắt khe và phải đáp ứng tối thiểu 3 tiêu chí sau:
•    Đồng hồ sử dụng máy của Thụy Sĩ sản xuất
•    Lắp ráp, kiểm định và chứng nhận bởi một nhà máy sản xuất ở Thụy Sĩ
•    Nhà sản xuất phải chứng minh được tỷ lệ linh kiện Thụy Sỹ tối thiểu trong máy của đồng hồ là 60%, đồng thời sản phẩm phải được thực hiện dựa trên nghiên cứu, phát triển kỹ thuật của đất nước này.

 
Quy trình tạo ra đồng hồ thủ công tinh xảo


Vật liệu, chất liệu và linh kiện quý giá cũng là một trong những lý do khiến đồng hồ Thụy Sỹ có giá trị vượt bậc so với các đối thủ cạnh tranh. Để cho ra được một mẫu đồng hồ mới, các nghệ nhân phải dành cả một khoảng thời gian dài để chế tác từng chi tiết thủ công. Mỗi thương hiệu đồng hồ tại Thụy Sĩ đều nghiên cứu một công nghệ máy cơ riêng biệt độc quyền. Linh kiện cũng được làm từ vật liệu cao cấp (thép cao cấp 904L, dây da cá sấu, mặt kính chống xước sapphire …) để đảm bảo độ chính xác cũng như các yêu cầu khác về công nghệ. Vì lẽ đó, giá bán của đồng hồ Thụy Sỹ cũng sẽ cao hơn với các mẫu đồng hồ đến từ các nước khác.

Một điều quan trọng khác, những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ có độ chính xác gần như tuyệt đối. Sai số của những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ chỉ rơi vào khoảng 5-10 giây mỗi ngày. Đặc biệt, những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ sử dụng bộ máy cơ vĩnh cửu sẽ được cấp chứng nhận của Viện Kiểm định Chronometer (COSC) của Thụy Sỹ. Theo thống kê hiện nay, chỉ cố khoảng 3% số lượng đồng hồ Thụy Sỹ đạt chứng nhận này và trở thành đồng hồ Chronometer

Những thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp có thể kể đến là: Ebel, Rolex, Patek Philippe & Co, IWC Schaffhausen, Chopard, Omega, Raymond Weil, Tudor, Richard Mille …

 
Rafael Nadal Richard Mille RM 27 04 1200x900
Rafael Nadal vô địch Grand Slam lần thứ 21 với đồng hồ Richard Mille trị giá 3.5tr USD luôn trên tay khi thi đấu.
 
Bucherer Lucerne shop
Trung tâm đồng hồ Bucherer tại Lucerne, nơi Quý khách được ghé thăm vào thứ 7 hàng tuần với Goeugo. 


Đến Thụy Sỹ mua đồng hồ - quả thật là một ý tưởng tuyệt vời. Cho dù vị thế đang bị cạnh tranh khốc liệt từ sự vươn mình mạnh mẽ của những chiếc smart watch, thì đồng hồ Thụy Sỹ vẫn là lựa chọn được nhiều người ưa chuộng nhất. Trong hành trình “Tuyến xanh dương” “Tuyến xanh lá” của GoEuGo, Quý khách sẽ có cơ hội ghé thăm Thụy Sỹ và đắm chìm trong thế giới đồng hồ ở trung tâm BUCHERER tại Lucerne, một trong những công ty lâu đời nhất được thành lập từ năm 1888, chuyên kinh doanh các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

UNIVIET TRAVEL
34-35 Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4 – Tòa nhà Saigon Royal
Hotline: 09.44.09.66.99

Tác giả: Lutèce - Teresa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây