DU LỊCH CHÂU ÂU - HÀ LAN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT

Thứ hai - 18/07/2022 01:43
Những bông hoa Tulip, cối xay gió hay những ngôi làng trên sông … có lẽ là những điều du khách liên tưởng đến đầu tiên nghĩ đến đất nước và con người Hà Lan. Bên cạnh đó, Hà Lan còn là một đất nước văn minh, tiến bộ, thân thiện và cực kì cởi mở với các vấn đề mới của xã hội. Dù là chỉ là một quốc gia với diện tích nhỏ bé và chịu nhiều điều kiệu tự nhiên khắc nghiệt, Hà Lan với nền khoa học kỹ thuật hiện đại cùng bộ máy hành chính tinh gọn đã phát triển vượt bậc trở thành nền kinh tế mũi nhọn của châu Âu. Welcome on board, xin chào mừng Quý khách đến với hành trình khám phá các quốc gia Châu Âu qua series bài viết của GOEUGO Việt Nam và UNIVIET Travel.
DU LỊCH CHÂU ÂU - HÀ LAN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
1.    Hợp pháp hóa “Hôn nhân đồng giới”

Được hợp pháp hóa chính thức vào ngày 01/04/2000 dưới sắc lệnh của Nữ hoàng Beatrix,  sau khi sớm được thông qua ở cả 2 viện lập pháp vào những năm trước đó, Hà Lan đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính. Cho đến nay, đã có hơn 30 quốc gia trên thế giới cùng công nhận điều này. Đây được xem là một bước đi tiến bộ của xã hội Hà Lan nói riêng và thế giới nói chung vượt qua mọi định kiến xưa cũ. 

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ cũng cho rằng: Đồng tính không phải là bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định rằng đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được. Vì vậy, xã hội cần có cái nhìn cởi mở và tôn trọng họ hơn.

Điều kiện để kết hôn đồng giới là yêu cầu một trong hai người phải có quốc tịch Hà Lan hoặc có nhà ở tại Hà Lan. Tuổi kết hôn ở Hà Lan là 18 tuổi, hoặc dưới 18 tuổi với sự đồng ý của cha mẹ. Luật này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ châu Âu của Hà Lan và trên quần đảo Caribê Bonaire, Sint Eustatius và Saba, nhưng không áp dụng cho các quốc gia thành viên khác của Vương quốc Hà Lan.
Festival LGBT
Festival của cộng đồng LGBT diễn ra tại trung tâm thành phố Amsterdam.

2.    Hợp pháp hóa nghề mại dâm

Ít ai biết được rằng, dù luôn luôn bị xem là bất hợp pháp, sự hổ thẹn khi nhắc đến hay bị lên án và kì thị, mại dâm lại chính là ngành nghề cổ xưa nhất trong lịch sử loài người. Thậm chí nhiều nghiên cứu cho rằng nó đã xuất hiện và phát triển từ thời nguyên thủy (thượng cổ Hy Lạp cách đây 2700 năm). Tuy nhiên, với hầu hết các tôn giáo, đây được xem là trọng tội và nghiêm cấm với các tín đồ nói chung.

Với một sự cởi mở tiếp cận các vấn đề đương đại, cùng sự tự tin cao độ về hệ thống quản lý xã hội của quốc gia, Hà Lan chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và hợp pháp hóa ngành nghề mại dâm. Thay vì cấm cản và thực tế là điều không thể, Hà Lan đã đưa nó ra ánh sáng, quy hoạch và quản lý một cách chặt chẽ để nó không còn là vấn đề xã hội đáng lo ngại. John Green, một tài xế taxi ở Amsterdam đã có một câu nói rất nổi tiếng: “Thành phố của chúng tôi có lịch sử lâu đời và giàu giá trị, mặc cho nhiều du khách đến đây chỉ để thấy Phố Đèn Đỏ. Nhiều người nghĩ rằng Amsterdam là thành phố của tội lỗi, nhưng sự thật đây là thành phố của sự tự do. Và trong tự do ấy, nhiều người tìm thấy sự tội lỗi”. Phố Đèn Đỏ luôn có rất nhiều cảnh sát qua lại tuần tra, đảm bảo cho hoạt động của nó được diễn ra suôn sẻ và nhất là bảo vệ sự an toàn cho các cô gái hành nghề tại đây. 

Nếu có dịp đến thăm Amsterdam, du khách đừng quên và đừng ngần ngại dạo một vòng quanh Phố Đèn Đỏ. Nó không tệ như bạn nghĩ và đó sẽ là một trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá các nền văn hóa của Quý khách.
 
Redlight
Phố Đèn Đỏ hiện hữu công khai và là điểm tham quan nổi tiếng ở Amsterdam.

3.    Hợp pháp hóa cần sa

Nếu như bạn thấy một cửa hàng cà-phê như trong hình tại Hà Lan, hãy cẩn thận vì đó có thể là nơi dành để sử dụng cannabis, marijuana hay gọi nôm na là cần sa. Đây tiếp tục là một hành động gây tranh cãi của Hà Lan, khi là quốc gia đầu tiên hợp pháp một số chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp trên toàn lãnh thổ. 

Luật Thuốc phiện của Hà Lan phân biệt rất rõ về các chất gây nghiện nặng - gây hại và nhẹ - có thể sử dụng. Ma túy nhẹ bao gồm cần sa, thuốc ngủ và thuốc an thần, trong khi ma túy cứng (cấm tuyệt đối) bao gồm heroin, cocaine, amphetamine, LSD và thuốc lắc. Việc sở hữu ma túy nhẹ để sử dụng cho mục đích cá nhân với số lượng dưới một ngưỡng nhất định (5g cần sa hoặc 5 cây cần sa) được chấp nhận, nhưng số lượng lớn hơn hoặc sở hữu ma túy cứng có thể dẫn đến việc bị truy tố bởi pháp luật. 

Các cơ sở đã được phép bán ma túy trong một số trường hợp nhất định được gọi là Coffee Shop. Các quán này có thể bán cần sa theo những điều kiện nghiêm ngặt nhất định, nhưng không được bán hoặc tiêu thụ đồ uống có cồn. Vì thế, nếu cần 1 cốc Espresso hay Cappuchino thực sự, bạn hãy chọn các chuỗi cà-phê như Starbucks, Illy hoặc đơn thuần là các quán ăn, quán giải khát … Tuy nhiên, lời khuyên là không nên thử vào "coffee shop" nếu bạn chưa hiểu rõ bản thân, cơ thể hay sức khỏe tinh thần của chính mình. 
 
Coffee shop
Một quán "cà-phê" được sử dụng chất gây nghiện hợp pháp tại Amsterdam.

4.    Hợp pháp hóa “cái chết nhân đạo”

Tính đến thời điểm hiện nay, mới chỉ có 11 quốc gia trên toàn thế giới công nhận “quyền được chết”. Và Hà Lan là quốc gia đầu tiên trong danh sách này vào năm 2002, theo sau là các nước: Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Bỉ, Luxembourg, Canada, Colombia, Úc, Mỹ, Pháp và New Zealand. 

Tại Hà Lan, cả 2 hình thức: chết không đau đớnhỗ trợ tự tử đều là hợp pháp, trong trường hợp một người đang đau đớn quá sức chịu đựng và không có cơ hội để cải thiện tình hình. Luật Hà Lan không yêu cầu người này phải bị bệnh nan y và không đặt ra thời hạn chờ đợi bắt buộc. Ngày 2/6/2019, Noa Pothoven – thiếu nữ chỉ mới 17 tuổi tại quốc gia này đã trút hơi thở cuối cùng dưới sự bảo trợ của bộ luật trên, khi không thể trở lại cuộc sống bình thường với một quá khứ bị xâm phạm tình dục nhiều lần. Cô gái đã để lại những lời cuối với nhiều tâm tư nhưng hoàn toàn tỉnh táo với quyết định của bản thân: "Điều này có lẽ gây ngạc nhiên với một số người nhưng quyết định này đã được tôi suy nghĩ từ lâu và không hề bốc đồng. Sau nhiều năm vật lộn, tôi đã kiệt sức rồi. Trong trường hợp này, tình yêu là để tôi ra đi".

Đây quả thực là vấn đề vô cùng nhạy cảm khi mà các bác sĩ có thể bị khép tội giết người nếu không sử dụng luật một cách chính xác. Thông thường, các đơn xin phải được chính phủ xem xét kỹ lưỡng, với nhiều thủ tục pháp lý và hành chính phức tạp.
 
Humane death
Noa Pothoven cùng cuốn tự truyện kể về cuộc đời mình.

5.    Phải đóng cửa một số nhà tù do thiếu tù nhân

Theo số liệu từ văn phòng thống kê quốc gia năm 2017, hiện tỷ lệ tội phạm tại Hà Lan chỉ còn ở mức 49 tội phạm/1.000 dân. 1/3 trong số 13.500 giường nhà tù ở Hà Lan đã bị bỏ trống trong năm 2017. Do vậy, việc đóng cửa các nhà tù là điều tất yếu tại quốc gia này. 

Trước đó vào năm 2015, chính quyền Hà Lan đã cho Na Uy và Bỉ thuê hàng trăm phòng giam do thiếu phạm nhân. Chia sẻ với New York Times về tình trạng nhà tù không có phạm nhân, Giáo sư tội phạm học ở trường Luật Erasmus, Rotterdam, Rene van Swaaningen cho biết: “Người Hà Lan theo chủ nghĩa thực dụng sâu sắc. Nếu ở Mỹ, người ta tập trung tranh luận về vi phạm đạo đức để kết án tù thì người Hà Lan tập trung vào hiệu quả của những hình phạt”.
Các thẩm phán Hà Lan thường đưa ra các mức phạt thay thế cho việc tù giam như lao động công ích, phạt tiền hay gắn thẻ điện tử để theo dõi. Đối với những người bị coi là quá nguy hiểm mới bị giam tại nhà tù. Tỷ lệ người quay trở lại nhà tù ở Hà Lan cũng thấp đáng kinh ngạc – dưới 10%. Trong khi đó, ở Anh hay Mỹ, tỉ lệ là khoảng 50% tội phạm quay lại nhà tù trong vòng 2 năm sau khi được thả.

Trường hợp nổi tiếng về việc nhà tù phải đóng cửa và chuyển đổi chức năng, đó là nhà tù Het Arresthuis ở Roermond. Nhà tù đã phải đóng cửa vào năm 2007, sau gần 150 năm hoạt động (1863). Bốn năm sau, nơi đây được cải tạo thành một khách sạn với 40 phòng. Nếu Quý khách dùng bữa nơi đây, Quý khách có thể trải nghiệm bữa ăn tối sang trọng với chủ đề tù nhân do khách sạn tổ chức.
Hotel
 
ice 52747 photo aspx did=2692 brochureid=52747 publicid=7999370 instanceid=3 image

dinner
 
room
 
6. Giải thưởng Nhiếp ảnh báo chí Thế giới - World Press Photo

World Press Photo được coi là giải thưởng nhiếp ảnh báo chí danh giá nhất hiện nay với sự tham gia của các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới. Được thành lập tại Hà Lan vào năm 1955, World Press Photo Foudation có mục tiêu chính là hỗ trợ và quảng bá tác phẩm của các phóng viên ảnh chuyên nghiệp. Những tấm ảnh đạt giải sẽ được triển lãm lưu động tại hơn 80 quốc gia và in ấn trong một tuyển tập với sáu ngôn ngữ.

Năm 2012, Giải nhất thể loại Contemporary Issues (Vấn đề đương đại) đã được trao cho Maika Elan với bộ ảnh The Pink Choice – Yêu là yêu. Chị Maika là nhiếp ảnh gia đầu tiên và duy nhất của Việt Nam cho đến thời điểm này đạt được giải thưởng trên. 

Ngoài chương trình phát giải thưởng và triển lãm, World Press Photo còn theo dõi sát sao những diễn biến của hoạt động ảnh báo chí và tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo 7 lần mỗi năm dành cho các nhà nhiếp ảnh, các tổ chức nhiếp ảnh và các biên tập viên ảnh tại các nước đang phát triển và lớp học Joop Swart Masterclass, tổ chức hàng năm tại Hà Lan dành cho các nhà nhiếp ảnh tài năng mới khởi nghiệp.
 
World Press Photo
Không gian triển lãm trang trọng tại World Press Photo House, Amsterdam.

Hà Lan nằm trong hành trình Tuyến Đỏ của Goeugo, đi qua các nước Pháp, Luxembourg, Đức, Hà Lan, Bỉ và khởi hành tại Paris vào thứ 7 hàng tuần. Bạn có thể truy cập vào www.goeugo.vn hoặc liên hệ trực tiếp với Univiet – Tổng đại lý của GoEugo tại Việt Nam, hotline 0944 09 66 99.

Tác giả: Lutèce

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây